Bên dưới đây là 2 cách để các bạn pha chế lẩu gà cực thơm ngon cho mọi người tham khảo nhé!
Lẩu thường:
Lẩu gà cay:
Phần nước dùng lẩu thường:
– Thịt gà sau khi được nhặt lông, bóp đều với muối, rửa lại thật sạch thì đem chặt thành những miếng nhỏ. Thực hiện tương tự như thế đối với xương heo đã chuẩn bị.
– Gừng cạo sạch vỏ rửa sạch, cà chua chín cắt thành những lát mỏng. Hành lá và cần tây cắt bỏ gốc nhặt và rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cà rốt gọt bỏ vỏ, cắt thành những miếng vuông.
– Đặt một nồi nước lọc có cho vào ít muối lên bếp. Đun sôi già rồi thả thịt gà và xương heo vào chần sơ qua rồi vớt ra để ráo nước. Ướp 2 phần gồm thịt và xương với ít muối ăn đẻ cho ngấm gia vị khoảng 30 phút.
– Xương ống heo xào sơ cho ngấm gia vị, sau đó cho vào nước vào nồi sao cho xâm xấp mặt xương, rồi ninh nồi xương ở lửa vừa và nhỏ. Khi nồi thấy nồi nước sôi thì cho thịt gà, thêm gừng cắt nhỏ vào, 3 thìa muối ăn, tiếp tục đun sôi tiếp khoảng 7 đến 10 phút thì cho đầu hành cắt khúc, cà rốt, cà chuacắt nhỏ vào đun sôi lại.
Sau khi nồi nước sôi lại thì vặn lửa nhỏ lại rồi ninh tiếp khoảng 40 đến 45 phút. Như vậy, bạn đã có được nồi nước dùng lẩu gà thường được hoàn thành một cách rất nhanh chống. Các bạn đã hoàn toàn có thể thả thêm những loại rau, nấm ăn kèm khác vào và thưởng thức ngay.
Chuẩn bị tiếp phần nước dùng lẩu cay cho cách nấu nước lẩu gà.
– Gừng cạo vỏ rửa sạch, cắt miếng dài. Tỏi bóc bỏ vỏ, cắt lát. Ớt khô cũng cắt miếng nhỏ. Chuẩn bị đến các loại gia vị gồm hoa hồi, quế, hạt thìa là.
Đặt một cái chảo dầu lên bếp, đun cho nóng già rồi thả gừng, tỏi vào xào nhanh tay khoảng 1 phút. Sau đó, thêm phần tương đậu cay vào xào tiếp tục cho đến khi dậy mùi thơm thì cho nốt các gia vị còn lại (quế, hồi, ớt khô, hạt thìa là) vào chảo xào tiếp.
Phần gà và xương heo đã được sơ chế như phần nước lẩu thường. Các bạn cho 2 loại này lên bếp xào cùng chút muối ăn cho đằm vị rồi cho lượng nước vừa đủ ăn và tiếp tục đun sôi lăn tăn lên.
– Sau đó lại cho tiếp các nguyên liệu gia vị vừa xào vào nồi nước lẩu này, rồi đun sôi lên lại, nhớ phải thêm chút giấm gạo cho vừa ăn là hoàn thành.
Nếu muốn thưởng thức 2 loại lẩu 1 lúc, các bạn có thể chuẩn bị một chiếc nồi dạng hai ngăn, chia nồi thành hai phần nước dùng thường và nước dùng cay sang thành hai bên khác nhau và thưởng thức nhé!
Cuối cùng chúc các bạn thành công cùng nồi lẩu gà ngon của cách nấu nước lẩu gà thơm ngon tuyệt vời, để cả nhà quây quần vui vẻ bên nhau dịp cuối tuần.
]]>Không phải vô cớ mà Hải Phòng luôn trở thành “điểm hẹn cuối tuần” cho rất nhiều bạn ở Hà Nội hay cả những tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh… Quá nhiều địa điểm vui chơi, cũng có quá nhiều nơi ăn uống cho chúng ta thoả sức “tung hoành”.
Thỉnh thoảng, cuối tuần rảnh rang chẳng biết làm gì, muốn đi xa để đổi gió đôi chút thì hãy rủ nhau về ăn món ăn đặc sản riêu cua đồng ở thành phố hoa phượng đỏ. Chắc chắn đó sẽ là một chuyến đi rất xứng đáng với mấy kẻ… ham ăn đó.
Tuy là thành phố biển, nhưng Hải Phòng lại có món ăn đặc sản cua đồng rất nổi tiếng. Không chỉ có người dân ở đây, mà các tín đồ ẩm thực, hay những ai thường xuyên đi du lịch ẩm thực đến nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng hay nghe tên và biết đến lẩu cua đồng phố Văn Cao. Và một trong những quán được nhiều người biết đến nhất chính là lẩu cua đồng Minh Quỳnh (188 Văn Cao).
Mở ra cách đây đã 10 năm (năm 2007), tên quán cũng được đặt một cách rất giản dị bằng cách ghép tên 2 vợ chồng thành quán lẩu cua đồng Minh Quỳnh, anh chị chủ quán chính là người đã nghĩ ra cách làm món ăn đặc sản cua đồng đặc trưng của quán này.
Quán khá rộng, có 2 tầng, nằm ngay mặt đường Văn Cao nên rất dễ tìm. Không gian quán rất thoáng và sáng sủa, chỉ với bàn ghế nhựa dân dã, giản dị nhưng rất sạch sẽ, tạo cảm giác dễ chịu, ngon miệng cho khách khi tới ăn uống.
Quán đơn giản nhưng rất rộng rãi, sạch sẽ.
Đã có quá nhiều “thổ địa” Hải Phòng chứng thực về độ ngon của món này, lẩu cua đồng ở đây thật sự khiến người ta bị mê hoặc.
Quán có nhiều loại lẩu, nhưng đa số khách đến đây đều chỉ gọi lẩu cua đồng.
Điều ấn tượng đầu tiên cho những ai lần đầu đến ăn lẩu ở quán này, đó là nồi lẩu lúc nào cũng đầy ắp gạch và thịt cua.
Riêu cua vàng ruộm, béo ngậy, nổi thành từng miếng đầy đặn trên mặt nồi. Một nồi lẩu riêu với thật nhiều cua, lại thêm màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, chỉ nhìn thôi đã thấy hấp dẫn rồi. Cảm giác “xôi thịt” đến mức muốn thốt lên ngay rằng: Đây mới thật sự là ăn lẩu riêu cua này!
Nước dùng mang hương vị rất đặc biệt. Vị chua dễ chịu được đánh từ chút giấm bỗng thanh thanh hòa quyện với vị ngọt của thịt cua tạo nên thứ mùi vị đậm đà, khó quên. Chẳng biết chủ quán có bí quyết gì, chỉ biết rằng nó rất đặc biệt và cực ngon. Với khách hàng thì như thế thôi là quá đủ rồi.
iTVC from Admicro
Đồ nhúng ở đây thì có vô vàn, nào thịt bò, chả cá, lòng non, đậu phụ, rồi giò sống, tôm, ngao, mực… mỗi thứ một đĩa nhỏ, tha hồ ăn hết món này đến món khác. Đừng quên kèm theo cả nấm, hoa chuối thái mỏng và các loại rau cho đủ vị.
Đồ nhúng được quán chuẩn bị trong ngày, ngày nào bán hết ngày ấy nên cảm giác rất tươi ngon.
Thả từng thứ vào nồi lẩu đang sôi sùng sục trên bếp, mùi hương toả ra thơm phưng phức, nức cả mũi. Đợi thêm một chút rồi vớt ra, chấm muối tiêu chanh ớt hoặc tương ớt cay xè, vừa ăn vừa thổi phù phù, tha hồ mà tận hưởng.
Còn một điều nữa, khi ăn lẩu cua đồng ở Hải Phòng, đó là nhất định phải ăn với bánh đa đỏ thì mới “đúng điệu”. Bánh đa phải nhúng kỹ một chút để từng sợi chín mềm, vớt ra bát, chan thêm chút nước và ít gạch cua vào, cứ gọi là ngon “bá cháy”.
Tuy nhiên, nếu ai không thích ăn bánh đa cua thì quán vẫn phục vụ thêm cả các loại mì khác nên ai cũng có thể ăn ngon với đúng sở thích của mình.
Quán mở từ 10h sáng đến khoảng 10h30 tối, hầu như lúc nào cũng đông khách nhưng đông nhất vào buổi trưa và tối. Đông khách là bởi lẩu ngon, và cũng bởi giá thành ở đây rất rẻ. Một người ăn no nê cũng chỉ hết khoảng 150k mà thôi.
Ngon – bổ – rẻ, bởi vậy nên quán thu hút rất nhiều khách hàng, không chỉ các dịp cuối tuần mà còn vào tất cả các ngày khác. Vào những ngày lễ, cao điểm, quán có khi bán tới mấy trăm nồi lẩu một ngày.
Cuối tuần rồi, rủ nhau về Hải Phòng làm một bữa lẩu cua đồng thôi nhỉ!!?
Có tên gọi lẩu cá thuyền chài là sở dĩ, tương truyền, từ rất xa xưa, trong một gia đình anh ngư dân hiếu thảo nọ, mỗi bữa ăn có món ăn đặc sản thuyền chài, anh đều gắp riêng miếng gan cá Song để mời cha mẹ, rồi mới chia phần dạ dày cá cho mình và các em, như để răn dạy nhau phải luôn giữ tấm lòng hiếu thuận dành cho bậc sinh thành.
Câu chuyện đầy tính nhân văn này được truyền khắp làng chài và trở thành văn hóa ứng xử trong bữa ăn của những người con miền biển nói riêng và của con người Việt Nam nói chung. Lẩu cá thuyền chài nó tượng chưng cho nét văn hóa kính trên nhường dưới. Và cũng theo chuyện xưa này, làng chài ấy ở Quảng Ninh.
Thông thường lẩu thuyền chài hay chọn loại cá vược, cá song hay trắm đen được cắt khúc bản to dày cỡ 2-3 cm. Để khi nhúng cá sẽ không bị nát và giữ được độ ngọt của cá.
Ngoài các loại rau thông thường thì không thể thiếu hoa chuối khi nhúng.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
– Cá vược (hoặc cá song, trắm đen): 3 kg
– Xương ống: 1 kg
– Cà chua: 5 quả
– Me: 2 quả (nếu thích)
– Mẻ: 1 túi nhỏ, ớt hiểm: 2 quả
– Gừng: 1 củ
– Rau sống, hoa chuối, cải canh, nấm
– Hành, răm, thì là
– Bún: 1 kg
– Gia vị: Bột canh, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn, sa tế.
PHẦN 2: CÁCH LÀM LẨU THUYỀN CHÀI
Bước 1: Cá vược làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Xếp lên đĩa để riêng (để khử mùi tanh của cá bạn nên dùng giấm hoặc rượu trắng).
Bước 2: Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Hành, răm, thì là rửa sạch rồi cắt khúc.
Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho 1/2 cà chua vào xào xơ, nêm 1 thìa bột canh. Phần mẻ hòa với ít nước rồi lọc lấy nước cốt. Ngoài ra bạn có thể thay mẻ bằng nước cốt me nếu thích.
Bước 4: Rau cải canh, hoa chuối, nấm rửa sạch ngâm nước muối loãng (ngoài ra bạn có thể dùng thêm nhiều loại rau bạn thích).
Bước 5: Phần chế nước dùng
Phần cà chua sau khi xào xơ thêm nước và đun sôi, cho mẻ và chút nước cốt me để nồi nước dùng có vị chua vừa phải, nêm gia vị vừa miệng. Sau đó tiếp tục thêm phần cà chua còn lại, cùng 2 thìa sa tế, ít gừng thái chỉ và đun sôi, khi thấy nồi nước dùng sôi hạ bớt lửa sau đó cho nước dùng ra nồi lẩu để riêng.
Bước 6: Đặt nồi lẩu cá ở giữa bên cạnh bày cá cùng các loại rau nhúng. Trời se lạnh cả nhà quây quần bên nồi lẩu nóng hổi thì thật là thích.
Chúc bạn thành công và ngon miệng cách làm lẩu thuyền chài nóng hổi hấp dẫn!
Bước 1: Xương ống rửa sạch, cho xương vào nồi hầm với nước để nước lẩu ngọt thanh, lưu ý khi nước sôi bạn nên dùng muỗng to vớt bỏ hết bọt phía bên trên để nước dùng có độ trong nhé, bỏ xương để riêng, lọc lại lấy nước dùng.
Bước 2: Tôm, mực, ngao bạn cần sơ chế thật sạch và bớt mùi tanh, mực cắt miếng vừa ăn.
Các loại rau ăn kèm: Nhặt bớt lá già và rửa sạch, để ráo nước thì xếp riêng từng loại ra đĩa lớn, bạn nên trãi đều để rau dài khoảng 6 đến 8cm, khi nhúng lẩu sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bước 3: Phi hành tỏi và sả băm với dầu ăn cho dậy mùi thơm và chuyển màu vàng tươi, tiếp tục cho cà chua cắt hạt lựu vào để tạo màu hấp dẫn cho món ăn nhé.
Bước 4: Cho nước dùng vừa chuẩn bị sẵn ở bước trên vào cùng, phần cà chua đã xào, cho thêm nấm hương. Me bạn có thể dùng loại me quả tươi hoặc me chín đã tách vỏ, dạng đóng túi sẵn, nhớ phải lọc bỏ hạt trước khi cho vào nước lẩu hải sản. Chú ý chỉ cần vặn lửa vừa cho cách làm lẩu hải sản.
Bước 5: Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, dứa cắt lát thả vào nước lẩu cùng phần rau mùi gia vị đun lấy mùi thơm .
Bước 6: Đậu phụ cắt miếng vừa ăn, rau nhúng lẩu các bạn có thể chọn tùy vào sở thích của gia đình nhé.
Sau đó, bạn nên tắt bếp, cho hành lá cắt nhỏ lên trên là bạn đã hoàn thành một nồi nước súp hoàn hảo để ăn lẩu hải sản rồi đấy.
Cho nồi lẩu điện vào giữa bàn. Xếp 2 đĩa rau, 2 đĩa hải sản, 2 đĩa bún và vài chén chén nước mắm ngon đã chuẩn bị sẵn xung quanh, nhớ nước mắm không thể thiếu vài lát ớt sừng nhé.
Với món ăn đặc sản hải sản này, bạn nên nhúng các loại hải sản và rau vào nước lẩu đang nóng sôi để thưởng thức các hương vị của món ăn, nhờ nên giữ nồi lẩu phải luôn ở chế độ sôi để có thể làm đồ ăn được chín đều nhé.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng cùng cách làm lẩu hải sả
]]>